Điện mặt trời áp mái

Điện mặt trời áp mái

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG
ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ÁP MÁI

Giải pháp lắp đặt điện mặt trời áp mái của Intech Energy giúp các hộ gia đình tận dụng phần diện tích của mái nhà để tạo ra nguồn điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiết kiệm chi phí tiền điện.

Đặc biệt, trong những tháng thời tiết nóng nực thì nhu cầu sử dụng thiết bị điện ngày càng tăng. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời sẽ trở lên hữu ích hơn bao giờ hết cho các hộ gia đình.

Image

Tiết kiệm hóa đơn điện năng tiêu thụ, bởi việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái sản xuất điện sinh hoạt, giúp cho chúng ta không phụ thuộc vào điện lưới quốc gia.

Image

Chủ động phát điện, giảm bớt phụ thuộc vào EVN: lắp điện mặt trời sẽ giúp cho bạn và gia đình có thể tiết kiệm được tiền năng và bớt phụ thuộc vào EVN.

Image

Giảm áp lực lên dưới điện vào giờ cao điểm, không sợ vấn đề quá tải dòng điện hay lịch cắt điện của nhà nước.

Image

Giải pháp phòng vệ tăng giá trị hiệu quả.

Image

Chi phí bảo trì hệ thống và thời gian khai thác sử dụnglâu dài.

Image

Sử dụng nguồn năng lượng sạch, an toàn, giảm phát thải khí CO2 gây ôi nhiễm môi trường.

Image

Quảng bá thương hiệu gia đình,doanh nghiệp. Tận dụng tối đa không gian hiếm khi sử dụng từ mái nhà.

Image

Làm mát, giảm nhiệt độ, bảo vệ mái nhà tránh khỏi các tác nhân môi trường.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI

Ánh sáng mặt trời chiếu vào các tấm pin sẽ được hấp thụ, quá trình quang điện diễn ra sau đó tạo ra dòng điện một chiều (DC). Dòng điện một chiều được truyền trực tiếp tới bộ chuyển đổi dòng điện (inverter) và chuyển đổi dòng một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC).

Sau đó, chúng ta kết nối nguồn điện này với hệ thống điện sinh hoạt gia đình và ưu tiên sử dụng 100% điện mặt trời. Khi nguồn điện mặt trời cạn kiệt thì hệ thống sẽ chuyển sang sử dụng nguồn điện lưới.

Cấu Tạo Và Chi Phí Của

Hệ Thống Điện Mặt Trời Áp Mái

Một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái có cấu tạo gồm 4 phần chính:

Giúp chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng nhờ các tế bào quang điện. Tấm pin mặt trời chiếm khoảng 45 – 60% chi phí lắp đặt. Công suất tấm Pin càng lớn thì càng tiết kiệm được diện tích và không gian lắp đặt

Inverter giúp biến đổi dòng điện một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (DC) để có thể sử dụng. Inverter được coi là “trái tim” của toàn bộ hệ thống và chiếm 15 – 25% chi phí lắp đặt. Công suất của Inverter tương đương với công suất đầu ra của hệ thống.

Khung và giá đỡ giúp cố định các tấm pin trên mái nhà hoặc mặt đất. Thường được làm thép hoặc nhôm. Thông thường, nó có sự kết hợp của thanh ray, kẹp cuối, kẹp giữa, giá đỡ…

Khung và giá đỡ chiếm 8 – 15% tổng chi phí lắp đặt.

Các phụ kiện lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái bao gồm:

Giắc nối
Cáp nguồn, cáp DC, đầu cos
Tủ điện
Cầu giao và công tắc
Chống sét
Bộ theo dõi, thiết bị đo đếm (công tơ)…
Các phụ kiện lắp đặt này chiếm 10 – 20% tổng chi phí lắp đặt hệ thống.

Các Vị Trí Lắp Đặt Điện Mặt Trời Áp Mái

Hộ Gia Đình

Các hộ gia đình có thể tiết kiệm đến 90% lượng điện năng sử dụng khi lắp điện mặt trời mái nhà.

Nhà Máy

Bằng việc tận dụng phần mái của các công trình kiến trúc, các nhà máy và xí nghiệp có thể tiết kiệm đến 90% điện năng nếu sử dụng điện mặt trời

Siêu Thị, TTTM

Bằng việc sử dụng nguồn điện mặt trời, các siêu thị và TTTM có thể tiết kiệm đến 90% tiền điện phải trả cho EVN.

Văn Phòng, Tòa Nhà

Các hộ gia đình có thể tiết kiệm đến 90% lượng điện năng sử dụng.

Bệnh Viện, Trường Học

Bằng việc sử dụng điện mặt trời, các bệnh viện và trường học có thể tiết kiệm đến 90% điện năng.

Sân Bay, Nhà Ga

Bằng việc sử dụng nguồn điện mặt trời, chủ đầu tư có thể tiết kiệm đến 90% điện năng.

(Quy Trình) Hướng Dẫn Lắp Đặt

Hệ Thống Điện Mặt Trời Áp Mái

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt thiết bị cho các dự án ĐMT, Japangreen Power đã xây dựng được quy trình thực thi lắp đặt một hệ thống điện mặt trời áp mái chuẩn.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái bao gồm các kiểu lắp đặt sau:

Hệ thống điện mặt trời áp mái nhà xe.
Hệ thống điện mặt trời lắp đặt hình tam giác.
Hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái ngói.
Hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái tôn dân dụng.
Hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà xưởng.

Bảng Giá Lắp Đặt

Hệ Thống Điện Mặt Trời Mái Nhà

Bảng giá lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình:

Công suất hệ Số tấm pin Diện tích Sản lượng/tháng Giá tham khảo
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 3.5kWp 6 18 m2 360-430 kWh 35-42 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 5.2kWp 9 30 m2 570-710 kWh 50-60 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 7kWp 12 40 m2 800-1000 kWh 70-85 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 8.12kWp 14 48 m2 910-1140 kWh 82-95 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 10.5kWp 18 60 m2 1140-1420 kWh 105-125 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 12.7kWp 22 70 m2 1370-1700 kWh 125-145 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 15kWp 26 85 m2 1700-2130 kWh 150-175 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 20.3kWp 35 110 m2 2280-2850 kWh 200-250 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 25.5kWp 44 140 m2 2850-3560 kWh 255-300 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 30.2kWp 52 170 m2 3420-4270 kWh 300-360 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 40.6kWp 70 220 m2 4560-5700 kWh 400-480 triệu đ
Điện mặt trời hòa lưới áp mái 50kWp 86 280 m2 5700-7120 kWh 500-580 triệu đ

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI LẮP ĐẶT

image 1
Xác định lượng điện cần sử dụng và nguồn điện sản sinh để bán lại cho nhà nước.
image 2
Khảo sát kỹ vị trí lắp đặt điện mặt trời đảm bảo tuổi thọ công trình trên 20 năm.
image 3
Xác định lượng điện cần sử dụng và nguồn điện sản sinh để bán lại cho nhà nước.
image 4
Chọn tấm pin năng lượng mặt trời phù hợp với hệ thống.
image 5
Chọn biến tần phù hợp về công suất, chủng loại, vị trí lắp đặt hợp lý cho công tác bảo trì.
image 6
Khung giá đỡ đảm bảo gồm khả năng mở rộng, chịu gió bão, khả năng chống thấm giột sau khi lắp đặt.
image 7
Kiểm tra độ nghiêng tấm pin năng lượng đảm bảo khả năng hấp thụ năng lượng tốt nhất.
image 8
Tính toán hiệu quả kinh tế cho bài toán đầu tư.
image 9
Tính toán sản lượng dự kiến của hệ thống điện mặt trời áp mái. Làm rõ ảnh hưởng của che bóng tới sản lượng nếu có.
image 10
Chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn, thi công đủ năng lực, tài chính.

Giải pháp đầu tư

LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CỦA BẠN

Hỗ trợ khách hàng đầu tư

Tận hưởng những lợi ích từ nguồn năng lượng vô tận khi sở hữu hệ thống điện năng lượng mặt trời để "Kiến tạo cuộc sống xanh"

Giải pháp cho thuê mái

Hãy tận dụng những mái nhà xưởng bỏ không để nhận được lợi ích to lớn từ việc cho thuê mái và tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm

Đầu tư cùng chúng tôi

Doanh nghiệp hoàn toàn không cần bỏ vốn đầu tư nhưng vẫn nhận được lợi ích to lớn từ việc tiết kiệm hàng tỷ đồng tiền điện mỗi năm

LỢI ÍCH
KHI LẮP ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI

0 kWp
QUY MÔ HỆ THỐNG
0 MWp
ĐIỆN MẶT TRỜI TẠO RA/THÁNG
0 kg
GIẢM THẢI CO2/THÁNG
0
~~ CÂY XANH ĐƯỢC TRỒNG

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐIỆN MẶT TRỜI

Quyết định 13 của Thủ tướng về khuyến khích phát triển lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tận dụng các mái nhà, công trình có diện tích mái bỏ trống. Theo đó điện mặt trời áp mái là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện.

Các tấm pin khi được đặt trên mái nhà sẽ nhận được năng lượng ánh sáng mặt trời và chuyển hoá thành năng lượng điện với dòng điện DC. Dòng điện DC sẽ được thiết bị biến đổi dòng điện (inverter) thành điện xoay chiều (AC) và cấp điện cho các thiết bị trong gia đình sử dụng như: điều hoà, tủ lạnh, bơm nước, tivi, quạt,…

Hầu hết các hộ gia đình có phần diện tích mái nhà, xưởng, kho bỏ trống đều có thể lắp đặt điện mặt trời mái nhà vô cùng dễ dàng, đặc biệt những hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện cao vào ban ngày, có thể tận dụng tối đa nguồn năng lượng vô tận này.

Các hộ gia đình có hoá đơn tiền điện từ 500.000đ/tháng trở lên nên lắp hệ thống điện mặt trời áp mái để tiết kiệm hoá đơn tiền điện và được sử dụng nguồn năng lượng sạch lâu dài.

Các hệ thống điện mặt trời mái nhà hộ gia đình sẽ được đấu nối với lưới điện hạ áp 1pha-220V hoặc 3 pha-380V tuỳ thuộc vào công suất và cấp điện áp đang sử dụng.

Hầu hết các công trình dân dụng nhà ở đều có kết cấu mái nằm trong 3 loại mái sau đó là: mái tôn, mái ngói và mái bằng (mái bê tông). Mỗi loại sẽ có phương pháp lắp đặt và sử dụng phụ kiện, vật tư chuyên dụng.

Điện mặt trời trên mái ngói

Lắp điện mặt trời trên mái ngói

Điện năng lượng mặt trời mái bê tông

Lắp điện mặt trời trên mái bê tông

Lắp điện mặt trời trên mái tôn

Lắp điện mặt trời trên mái tôn

Chắc chắc là . Nếu nhà xưởng, cơ sở sản xuất của bạn không bị che khuất tia nắng mặt trời thì việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái nhà xưởng là cần thiết. Bởi vì nhà xưởng, cơ sở sản xuất thường có diện tích lớn hơn so với hộ gia đình và lượng điện dùng để sản xuất cũng gấp nhiều lần công suất sử dụng của một gia đình. Lắp điện mặt trời áp mái nhà xưởng sẽ giúp doanh nghiệp, chủ nhà xưởng tiết kiệm đáng kể chi phí tiền điện hàng tháng.

Nếu mái nhà bạn không bị che chắn bởi các nhà cao tầng khác, không bị che chắn bởi cây cối và nằm ở vị trí thông thoáng thuận lợi để có thể đón ánh nắng mặt trời chiếu vào mái nhà thì bạn nên lắp điện mặt trời áp mái cho mái ngói của gia đình để tận dụng được nguồn điện miễn phí, giảm chi phí sử dụng điện vào mùa nóng và làm mát mái nhà bạn.

Hiện nay, theo mục đích và nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời thì có 3 giải pháp chính cho loại hình điện mặt trời áp mái, đó là: Điện mặt trời hoà lưới trưc tiếp (Hoà lưới không có lưu trữ); Điện mặt trời độc lập (Lưu trữ)Điện mặt trời kết hợp hợp Hybrid (Hoà lưới có lưu trữ). Tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi hộ gia đình sẽ lựa các giải pháp lắp đặt khác nhau.

Mô hình điện mặt trời áp mái

Điện mặt trời hoà lưới trưc tiếp (Hoà lưới không có lưu trữ):

Hệ thống dùng Pin năng lượng mặt trời hấp thụ ánh nắng và chuyển thành dòng điện DC một chiều. Sau đó, Inverter (Bộ hòa lưới) sẽ chuyển đổi dòng điện DC (một chiều) đó thành dòng điện AC (xoay chiều) cùng pha, cùng tần số và điện áp để hòa vào lưới điện cung cấp cho người sử dụng.

Giải pháp điện mặt trời hòa lưới trực tiếp

Tại một thời điểm nào đó, khi mà sản lượng điện từ hệ thống ĐMT sản sinh ra nhiều hơn nhu cầu của phụ tải thì sẽ phát lên lưới, sản lượng dư này sẽ được bán cho EVN; Ngược lại sẽ có thời điểm sản lượng điện từ hệ thống ĐMT không đáp ứng đủ cho phụ tải thì điện lưới sẽ bù lại phần năng lượng điện còn thiếu đó.

Điện mặt trời độc lập (Lưu trữ):

Điện năng từ hệ thống ĐMT sinh ra sẽ qua thiết bị sạc để nạp vào hệ thống pin lưu trữ, sau đó điện 1 chiều từ ac quy sẽ qua thiết bị chuyển đổi DC/AC (inverter/ kích điện) biến đổi thành điện xoay chiều để cấp cho các thiết bị.

Giải pháp điện mặt trời độc lập

Điện mặt trời kết hợp hợp hybrid (Hoà lưới có lưu trữ):

Hệ thống ĐMT hybrid là sự kết hợp của hệ thống ĐMT hoà lưới và ĐMT độc lập. Khi hệ thống ĐMT sản sinh ra công suất lớn hơn nhu cầu cuảt phụ tải thì sẽ nạp vào các bộ lưu trữ để dự phòng trường hợp mất điện hoặc những lúc thời tiết xấu không đủ sản lượng cấp cho thiết bị. trong một số trường hợp nhu cầu phụ tải tăng quá cao, hệ thống ĐMT và lưu trữ không đủ thì lưới điện sẽ là phương án bù lại phần năng lượng còn thiếu đó.GIải pháp điện mặt trời kết hợp

  • Tính toán cân đối % sử dụng điện năng lượng mặt trời và sản lượng dư bán lại cho EVN, từ đó chúng ta sẽ dự đoán được công suất lắp đặt dự kiến phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
  • Khảo sát kỹ càng mặt bằng, cấu trúc mái và kết cấu công trình lắp đặt vì kết cấu phải đảm bảo chịu lực và hoạt động an toàn tối thiểu 20 năm.
  • Lựa chọn loại tấm pin phù hợp với kết cấu mái hiện có, chú ý đến kích thước, cân nặng và công suất.
  • Lựa chọn inverter phù hợp về chủng loại, công suất, số lượng,..
  • Tính toán thiết kế hệ thống khung giá đỡ đảm bảo các yêu cầu sau: Khả năng chịu gió, bão, độ nghiêng phù hợp, giảm tối đa ảnh hưởng việc che bóng của tấm pin mà vẫn đàm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
  • Lựa chọn phụ kiện lắp đặt phù hợp từng dạng kết cấu mái: mái tôn, mái bê tông, mái ngói,..
  • Lựa chọn phương án bố trí tấm pin, đi dây phù hợp cho việc vận hành và vệ sinh bảo dưỡng hệ thống.
  • Lựa chọn nhà thầu có năng lực, chuyên môn đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, không ảnh hưởng gì đến kết cấu công trình hiện tại..
  • Bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh tấm pin để hệ thống vận hành an toàn và hiệu quả nhất

Intech Energy là trực thuộc của tập đoàn Kỹ thuật và Công Nghiệp Việt Nam – Intech Group. Intech Energy là một trong những đơn vị EPC cung cấp thiết bị, phụ kiện Pin mặt trời và thi công lắp đặt hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi là đối tác cung cấp các thiết bị tốt nhất trên thị trường hiện nay như tấm pin Canadian,AE, Longi,..inverter SMA, Sungrow, Huawei,..Ngoài ra, Intech Energy còn có năng lực thiết kế , thi công với đội ngũ kỹ sư, công nhân thi công nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện mặt trời.

Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, Intech Energy luôn luôn khảo sát, nghiên cứu và tư vấn cho khách hàng giải pháp lắp đặt tốt nhất phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp để ‘Kiến tạo cuộc sống xanh’.

0986857677