Điện mặt trời từ lâu đã dần trở thành nguồn điện thay thế điện than ở Đức. Quốc gia này cũng là một trong những nước tiên phong đi đầu trong công cuộc sử dụng năng lượng tái tạo. Vậy lý do dẫn đến việc này là gì? hãy để Japangreenpower chúng tôi giải đáp vấn đề đó cho bạn.

Liên Hợp Quốc và các nhà khoa học thế giới từng kêu gọi một cuộc cách mạng năng lượng mới để cứu hành tinh. Khi khí hậu Trái Đất đã đạt đến một bước ngoặt mới với lượng carbonic (CO2) và nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tiếp tục tăng. Đe dọa cuộc sống nhiều nơi trên Trái Đất.

Điện mặt trời từ lâu đã trở thành nguồn năng lượng tái tạo được rất nhiều quốc gia tin dùng. Không chỉ bởi khả năng tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra nguồn năng lượng sạch đáng kể. Có một nghiên cứu cho rằng “mỗi 1 tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà tương đương với một cây xanh”.

Một trong những nước tiên phong đi đầu trong công cuộc sử dụng năng lượng tái tạo “sạch” này là nước Đức. Năng lượng tái tạo đang chiếm 50% cơ cấu điện năng tại nước này. Trong đó năng lượng mặt trời chiếm vị trí số một.

->> Xem thêm: Vì sao nên sử dụng điện mặt trời thay cho điện năng lượng hóa thạch

Lý do nước Đức chuyển đổi sang sử dụng điện năng lượng mặt trời

Sau thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường. Làm dấy lên làn sóng yêu cầu ngừng hoạt động các nhà máy này ở khắp nơi. Cùng với đó là giá dầu mỏ thế giới tăng cao.

Với tình hình biến động trên thế giới như vậy. Từ những năm 1980, nước Đức với tầm nhìn dài hạn đã đề ra chiến lược Energiewende (tạm dịch là Chuyển đổi năng lượng).

Các tấm pin mặt trời xuất hiện khắp mọi nơi ở nước Đức
Các tấm pin mặt trời xuất hiện khắp mọi nơi ở nước Đức

Quốc hội Đức đã thông qua đạo luật đóng cửa dần các nhà máy điện hạt nhân, ban hành các chính sách phát triển năng lượng sạch, xây dựng lại hệ thống cung cấp năng lượng để đảm bảo nguồn cung mà không phụ thuộc vào điện sản xuất từ than đá – nguồn điện “bẩn” nhất với môi trường.

Những thành tựu mà Đức đạt được nhờ sử dụng điện năng lượng mặt trời

->>Xem thêm: Điện mặt trời giá tốt – ích nước lợi nhà

 Theo số liệu của Hiệp hội Năng lượng Đức (BDEW), trong nửa đầu năm 2019, tỷ lệ năng lượng tái tạo (hay còn gọi là điện xanh) đã đạt đến mức cao kỷ lục 44% trên tổng sản lượng điện tại Đức, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, các nhà máy điện mặt trời cho sản lượng 24 tỷ Kwh, tăng 1 tỷ Kwh so với nửa đầu năm 2018.

Đặc biệt, trong tháng 6/2019, điện từ năng lượng Mặt Trời đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, giữ vị trí số 1 trong các nguồn năng lượng tại Đức. Với sản lượng 7,17 Twh, chiếm 19,2% tổng sản lượng điện, bên cạnh 18,7% từ điện than, 18,0% từ điện gió.

Sau thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima của Nhật Bản hồi tháng 3/2011, Đức tiên phong quyết định đóng cửa 8 lò phản ứng hạt nhân và đặt ra mục tiêu sẽ đóng cửa hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân còn lại đến năm 2022. Đây là hoạt động nhằm mục tiêu tập trung phát triển năng lượng an toàn và bền vững hơn. Với quyết tâm này, mới đây, vào tháng 5/2012, Đức đã lập kỷ lục sản xuất điện mặt trời nhiều nhất thế giới với 22 GW điện chỉ trong vài giờ đồng hồ, tương đương với lượng điện của 20 nhà máy điện hạt nhân.

Mục tiêu đề ra

  • Chương trình phát triển NLTT của nước Đức có 5 mục tiêu chính là
  • Giảm thiểu biến đổi khí hậu (giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2050 từ 80 – 95% so với mức năm 1990).
  • Phi hạt nhân hóa (đóng cửa tất cả các cơ sở hạt nhân vào cuối năm 2022).
  • Loại bỏ điện than (đóng cửa tất cả các nhà máy điện than vào cuối năm 2038).
  • Tăng cường hiệu quả năng lượng (giảm tiêu thụ năng lượng sơ cấp vào năm 2050 xuống 50% so với mức của năm 2008).
  • Phát triển mạnh NLTT (tăng tỷ trọng của NLTT trong tổng tiêu thụ năng lượng lên mức 60% vào năm 2050).
  • Những tấm pin mặt trời trên các mái nhà tại Đức
    Những tấm pin mặt trời trên các mái nhà tại Đức

Điện mặt trời tại Việt Nam hiện nay

Theo đánh giá của các chuyên gia tại hiệp hội năng lượng sạch Việt nam. Nước ta là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa. Nơi có lượng ánh năng mặt trời chiếu sáng trong top nhiều nhất trên bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Trung bình ở nước ta hàng năm lượng bức xạ mặt trời sẽ dao động từ 4,3 đến 5,7 triệu kWh/m2. Trong đó những vùng như tây nguyên, nam trung bộ số giờ nắng sẽ đạt được từ 2000 đến 2600 giờ mỗi năm. Lượng bức xạ mặt trời tính trung bình khoảng 150kcal/m2 chiếm khoảng 2000 đến 5000 giờ mỗi năm.

Hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam
Hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam

Theo đó ước tính tiềm năng điện mặt trời mang lại trên lý thuyết là khoảng 43,9 tỷ TOE. Theo triển vọng và kế hoạch đưa ra năm 2020 dự kiến khai thác điện mặt trời được khoảng 850MW. Vào năm 2025 tổng điện mặt trời khai thác ước tính sẽ tăng lên 4.000MW. Và dự tính đạt được 12.000MW điện từ năng lượng mặt trời trong năm 2030.

Phải nói cơ hội và tiềm năng để phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đang rất lớn.

Kết

Một quốc gia nằm trong vùng ôn đới như Đức còn đạt được những thành tích đáng kể trong việc sử dụng điện năng lượng mặt trời. Vậy không lý gì, một đất nước nằm trong vòng xích đạo nhiệt đới lại lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên này phải không nào.

——————————————————–

Vậy bạn còn chần chờ gì mà không nhấc may lên gọi ngay cho NĂNG LƯỢNG XANH NHẬT BẢN của chúng tôi để được tư vấn thêm về giải pháp điện mặt trời phù hợp dành cho gia đình và doanh nghiệp của bạn!

Japangreenpower Co.,Ltd

Mr Hưng: 0976893162

Mr Trường: 0966298681

Website: Japangreenpower.com.vn